..::Kien06VL::..
Chào mừng bạn đến với Kien06VL. Chúc bạn tìm được nhiều điều bổ ích từ diễn đàn!
Để xem được nội dung chính của diễn đàn bạn cần đăng nhập hoặc đăng ký.


To view all main content you need to log in or register.

Join the forum, it's quick and easy

..::Kien06VL::..
Chào mừng bạn đến với Kien06VL. Chúc bạn tìm được nhiều điều bổ ích từ diễn đàn!
Để xem được nội dung chính của diễn đàn bạn cần đăng nhập hoặc đăng ký.


To view all main content you need to log in or register.
..::Kien06VL::..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!!

Go down

04042008

Bài gửi 

default Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!!




Tớ vừa đọc được một bài viết khá hay về kiến trúc nông thôn đậm nét dân tộc VN trong tạp chí Kiến trúc Việt Nam, post lên cho mọi người bàn luận!!! (:mon]3 (:mon]3



Kiến trúc nông thôn – Cội nguồn truyền thống





Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!! Dinh




Phát triển nền kiến trúc Việt Nam theo hướng hiện đại, giàu bản
sắc dân tộc là định hướng chắc không ai dù là người dân hay
kiến trúc sư đang hành nghề muốn phản đối.












Bản
sắc, tính dân tộc đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu
khái quát. Đôi khi vài tác giả từ thống kê, điều tra xã hội,
phê bình công trình kiến trúc… đã khái quát để nâng lên thành
yếu tố cấu trúc, thành bản sắc dân tộc. Rất có thể còn có
ý kiến khác nhau song cũng là những khởi động có ý nghĩa.
Lịch sử phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật nói chung cũng
như kiến trúc nói riêng luôn là một dòng chảy, có bên lở bên
bồi song dòng nước vẫn luôn chảy và phải chăng tại ngọn nguồn
bao giờ dòng nước cũng trong. Đến được ngọn nguồn đã khó
nhưng thấy được giá trị truyền thống tại nguồn mà dòng thời
gian đã vùi lấp thì lại càng không dễ.




Tìm
hiểu về kiến trúc nông thôn phải chăng là tìm kiếm nơi cội
nguồn truyền thống, nơi chứa đựng nhiều giá trị truyền thống
của kiến trúc nhà ở, kiến trúc dân gian và cả tổ chức không
gian quy hoạch cho môi trường ở bền vững. Đô thị hoá là quá
trình phát triển tất yếu song dù là đô thị đặc biệt như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh thì vẫn tồn tại làng trong nội đô, làng
ven đô, làng ngoại thành. Đấy là chưa kể đến đô thị ven biển,
đô thị miền núi lại càng rõ kiến trúc nông thôn trong đô thị
mà rõ nét có lẽ là ở Huế, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột…




Nghiên
cứu kiến trúc nông thôn để xác định các yếu tố kế thừa là
việc cần có thời gian và công sức. Trong phạm vi bài viết
này, chỉ mong muốn nêu vài vấn đề dễ thấy để trao đổi với
kỳ vọng đóng góp ít nhiều cho việc đổi mới cách làm quy
hoạch và giải pháp kiến trúc công trình.



1. Cơ cấu không gian đơn vị ở:



Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!! 1


Từ
xa xưa, làng xã ở nông thôn luôn là hạt nhân của xã hội Việt
Nam, văn hoá Việt Nam, nó mang đậm tính cộng đồng rất đáng
quý như:


- Quan hệ gia đình, dòng họ

- Quan hệ láng giềng, xóm ngõ

- Quan hệ tổ chức xã hội, nghề nghiệp như giáp (tổ chức nam giới), phường thị (tổ chức nghề nghiệp)…



Vượt
trên tất cả là thể chế xã hội ở làng, quản lý bao quát là
hội đồng làng (hương ước) đôi khi còn vượt qua cả thể chế
quốc gia - “phép vua thua lệ làng”.




Mỗi
nơi có nét văn hoá riêng biệt: lễ hội, thể thao văn nghệ, chợ.
Ngoài những hoạt động kinh tế truyền thống như nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp thì có nơi còn sản xuất tiểu thủ công
nghiệp (làng nghề). Các yếu tố đó đã tạo nên một không gian - Cơ cấu một đơn vị ở cơ bản cần được nghiên cứu.



Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!! 2


Một ví dụ về bố cục ngôi nhà nông thôn


Trong
cơ cấu này, công trình công cộng thường được bố cục ở trung
tâm, nhà ở gắn với thiên nhiên, cây xanh được khai thác triệt
để bao gồm cả cây xanh tập trung (theo dải, diện) và cây xanh,
vườn trong khuôn viên, rồi cả mặt nước (dòng sông, ao, hồ) được
sử dụng để chế ngự cái bất lợi của khí hậu nóng ẩm. Phải
chăng đây là các yếu tố cần khai thác để kế thừa trong qui
hoạch đơn vị ở. Với thời đại công nghiệp và xây dựng tập
trung thì tổ hợp nhiều đơn vị ở là cần thiết song cũng nên
tính đến tính độc lập của từng đơn vị ở.




2. Cơ cấu không gian lô đất ở (hộ gia đình)



Tuỳ theo chức năng sản xuất, nguồn thu nhập mà các hộ gia đình
được phân loại: thuần nông, làm nghề tiểu thủ công hoặc dịch
vụ với cơ cấu khái quát:




Mỗi hộ gia đình đều đảm bảo tính độc lập và được bố trí theo
hình thức chùm, tuyến gắn với giao thông. Trong mỗi lô đất,
đều được bố trí ngôi nhà có hướng đón gió mát thịnh hành,
tạo thông thoáng, khai thác triệt để cây xanh để hạn chế bức
xạ. Tại các khu đô thị mới hiện nay không thiếu các lô đất
dành cho nhà vườn, biệt thự song thiếu vắng những ưu điểm của
kiến trúc nông thôn truyền thống Việt Nam.




Cách bố cục các ngôi nhà (nay thường gọi là TMB) trong hộ gia đình nông thôn thường thấy:




Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!! 3
1. Nhà chữ nhị: hai nhà sóng đôi


2. Nhà hình thước thợ: hai nhà xếp vuông góc với nhau

3. Nhà chữ công: trước sau 2 nhà song có mái hiên (nhà cầu) nối

4. Nhà chữ môn: nhà chính và hai nhà phụ hai bên vuông góc với nhà chính



Đây
là những bố cục nên chăng cần kế thừa trong thiết kế các công
trình thấp tầng hoặc tổ hợp các nhà cao tầng hiện nay.




3. Nhà ở:



Kiến trúc nông thôn - cội nguồn truyền thống!!! Toancanh


Nhà ở truyền thống Miêng Hạ - Quốc Oai – Hà Tây


Những
gì mà nhà ở nông thôn truyền thống nhất là những làng cổ
còn để lại đến nay cho thấy một kiểu mẫu bền vững về giải
quyết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con
người với con người (trong gia đình, quan hệ đối ngoại). Ngay
cả với những mái nhà tranh, nhà một tầng mái dốc còn lại
cũng cho chúng ta thấy ý thức đầy đủ cả về giải pháp kỹ
thuật và nghệ thuật. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã bồi đắp
cho nhà ở cách giải quyết phải đồng thời làm chủ cả những
ưu đãi và tai ương. Chọn hướng nhà đón gió mát với kiến trúc
mở thông thoáng là những giải pháp độc đáo của nhà ở nông
thôn. Hướng nhà đón gió không chỉ tạo thông thoáng mà còn
diệt trừ được cả cái ẩm sinh bệnh, cái mốc độc hại. Thiên
nhiên không thể ấn định được cốt cách nếp nhà mà chính con
người đã nhận thức thiên nhiên để tạo ra cốt cách cho nếp nhà.




Lịch
sử đã hun đúc nên chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
và cũng đã tạo nên được giải pháp bố cục kín đáo giữ được
tự do cho mỗi gia đình.




Thời
đại ngày nay với trang thiết bị hiện đại có khả năng cải tạo
vi khí hậu thích hợp cho ngôi nhà song các giải pháp truyền
thống vẫn mãi có giá trị.




Nhìn lại một số bố cục căn hộ trong nhà cao tầng thấy được ngay những tồn tại:

- Nơi tiếp khách quá sâu trong căn hộ phải đi qua khu vực giao thông trong hộ.

- Căn hộ không thông thoáng, thiếu diện tích “bán lộ thiên” như lôgia, sân cảnh...



Những
nhược điểm này đã làm giảm giá trị công trình, cần được xem
xét theo hướng áp dụng giải pháp truyền thống. Nghiên cứu về
kiến trúc nông thôn còn nhiều việc đáng bàn song bài viết này
chỉ xin nêu vài việc mà nhìn lại là thấy ngay để mong sớm
được áp dụng vào thực tiễn.




TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm

(Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]


Christopher
Christopher
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Leo
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 716
Tuổi : 35
Đến từ : nơi xa xôi hẻo lánh!!!!
Nghề nghiệp : Hiện tại đang giữ chức Chủ tịch hội nhà báo 1 thành viên!!!!
Trạng thái bản thân : Độc thân
Điểm tích cực : 363
Chất lượng bài viết : 74

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit
- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết