..::Kien06VL::..
Chào mừng bạn đến với Kien06VL. Chúc bạn tìm được nhiều điều bổ ích từ diễn đàn!
Để xem được nội dung chính của diễn đàn bạn cần đăng nhập hoặc đăng ký.


To view all main content you need to log in or register.

Join the forum, it's quick and easy

..::Kien06VL::..
Chào mừng bạn đến với Kien06VL. Chúc bạn tìm được nhiều điều bổ ích từ diễn đàn!
Để xem được nội dung chính của diễn đàn bạn cần đăng nhập hoặc đăng ký.


To view all main content you need to log in or register.
..::Kien06VL::..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

2 posters

Go down

default HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Bài gửi by badao259 2008-03-15, 22:51

Trích đoạn trong Creating Architecture Theory của Jonh Lang
Thiết kế xưa nay được định nghĩa là nỗ lực tạo ra những giải pháp cho các vấn đề trước khi cố gắng thực hiện chúng (xem Simon 1957, Broadbent 1973). Nó thường được coi là một quá trình tổng hợp đơn thuần, nhưng nó còn đòi hỏi có phân tích, đánh giá, và thực hiện các lựa chọn. Giai đoạn thiết kế trong bất kỳ quá trình ứng dụng thiết kế đô thị, kiến trúc phong cảnh hay kiến trúc nào cũng là lúc các giải pháp thiết kế khả dĩ cho chương trình, vốn được thiết kế trong giai đoạn tư duy (intelligence phase), được sáng tạo ra (hay chọn ra từ một tập hợp các giải pháp khả dĩ). Hoạt động thiết kế có thể lật ra các vấn đề mới và đưa đến việc xác định lại chương trình ban đầu, nhưng trọng tâm chú ý trong suốt giai đoạn thiết kế vẫn là hướng vào xác định các công trình, phong cảnh, và/hoặc thiết kế đô thị - tức là sáng tạo ra các mô hình sản phẩm (artifact).

THIẾT KẾ

Việc phân tích vốn vẫn được thừa nhận là gồm đặt câu hỏi và so sánh. Thông thường người ta thừa nhận bốn quá trình cơ bản sau là nền tảng cho sáng tạo trong thiết kế: chuẩn bị, ấp ủ (incubation), minh hoạ, và xác minh (Dickerson và Robertshaw 1975). Chuẩn bị chỉ các hoạt động tư duy. Ấp ủ chỉ những quá trình trí óc phần lớn là không biết rõ liên quan đến việc tiêu hóa các cảm nhận về các vấn đề và xây dựng những phương án tìm giải pháp. Minh họa chỉ những hiểu biết sâu sắc và rõ ràng của nhà thiết kế về bản chất của vấn đề và các giải pháp khả dĩ cho vấn đề. Xác minh là quá trình trong đó nhà thiết kế kết luận là đã tìm ra một giải pháp khả thi. Toàn bộ quy trình lớn này được cho là tốn rất nhiều công sức. Tuy nhiên, rốt cuộc, chất lượng của sản phẩm cuối cùng lại tùy thuộc vào chất lượng của kiến thức nội dung mà nhà thiết kế có sẵn để sử dụng và khả năng anh ta/chị ta sử dụng nó một cách sáng tạo. Mấu chốt của tư duy sáng tạo là khả năng tạo ra các ý tưởng.


Có rất nhiều điều trong hoạt động thiết kế mà chúng ta không hiểu – phần nhiều vẫn còn bí ẩn – nhưng nghiên cứu khoa học hành vi trong vòng 50 năm qua đã đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về quá trình này. Thiết kế có vẻ bao gồm hai quá trình tư duy cơ bản sau: sáng tạo phân chia (divergent production) và sáng tạo hội tụ (convergent production) (Moore và Gay 1967). Sáng tạo phân chia bao gồm việc phát triển nhiều ý tưởng từ một quan sát hay trình bày duy nhất; nó liên quan đến việc tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau hoặc các giải pháp khả dĩ hay các phần của các giải pháp khả dĩ đó. Ngược lại, sáng tạo hội tụ là hoạt động tổng hợp. Nó là việc tạo thành một ý tưởng duy nhất từ nhiều phần khác nhau.


Thiết kế gồm nhiều quá trình đồng thời, mỗi quá trình sử dụng những giản đồ khác nhau (Neisser 1977). Đó là quá trình nhận thức và tự tranh biện (Rittel 1972) trong đó các yếu tố của một vấn đề được liên hệ đến một mô hình cụ thể, sau đó được chuyển hóa để tạo ra một thiết kế tổng thể. Quá trình tổng hợp này không đơn thuần là việc kết hợp các mô thức, bởi vì các mô thức cũng được chuyển hóa khi được tư duy theo cách hội tụ.
Không phải mọi hoạt động thiết kế đều là tư duy sáng tạo. Những cách tiếp cận thiết kế hợp quy chuẩn, mang tính biểu tượng và thực tế do Broadbent (1973) xác định đã rút gọn quá trình thiết kế thành quá trình thực hiện theo thói quen. Ngược lại, thiết kế tương đồng (analogic design) và việc thiết kế theo lô-gic diễn dịch (design using deductive logic) là suy nghĩ sáng tạo. Rất nhiều khi làm theo thói quen lại rất phù hợp. Mặc dù John Stuart Mill có lẽ đã đúng khi nói rằng “sự áp chế theo thói quen là cản trở đối với tiến bộ”, nhưng việc từ bỏ thói quen sẽ không tự động đưa tới tiến bộ. Ví dụ như phấn đấu tìm tòi cái mới trong thiết kế kiến trúc thường không có vẻ là một mục tiêu đáng để phấn đấu với tư cách là mục đích tự thân.


Có một số khả năng nhận thức có vẻ mang tính cơ bản để thiết kế thành công, nghĩa là để nghĩ ra được một giải pháp cho vấn đề đang xử lý. Theo Moore và Gay (1967), trong văn hóa Phương Tây, ít nhất là có các khả năng sau:


• hình thành lại và xác định phù hợp vấn đề thiết kế theo cách rộng mở nhất và ít thiên kiến nhất
• tạo ra nhiều ý tưởng mới
• chấp nhận sự mơ hồ, tình trạng thiếu các ranh giới rõ ràng
• xây dựng những bước tấn công chiến lược và tổng thể đối với các vấn đề
• xem xét các hiện tượng theo những cách thức mới
• tránh đưa ra các phê phán hấp tấp
• tránh đưa ra các cam kết hấp tấp
• tránh tâm lý sợ mắc sai lầm
• thoát ly những cách làm trước
• đánh giá tính phù hợp của ý tưởng


Trong số này có thể bổ sung khả năng đi từ những điều khái quát đến những điều cụ thể, từ lý thuyết đến mô hình.
Từ danh sách này, có thể thấy rõ thiết kế bao gồm nhiều kỹ năng dự đoán và đánh giá. Mỗi khi nhà thiết kế vẽ một đường trên bảng vẽ thì đều đã chọn ra từ một số đường khả dĩ. Vì vậy hoạt động thiết kế là hoạt động sáng tạo (hay lựa chọn) mang tính tổng thể và theo chuỗi liên tiếp các vấn đề phải giải quyết, các mục tiêu phải đạt được, các kiểu hình thức xây dựng cần có để đáp ứng những mục tiêu đó, việc dự đoán những lựa chọn trên sẽ đúng đến mức nào, đánh giá những dự đoán này, và quyết định quan điểm về các dự đoán này. Quá trình này chủ yếu được thực hiện theo kiểu tranh biện ở mức tiềm thức.

còn tiép
badao259
badao259
Kiến Teen
Kiến Teen

Libra
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 366
Tuổi : 35
Đến từ : No Where
Nghề nghiệp : ăn ngủ
Trạng thái bản thân : Đã có vợ
Điểm tích cực : 133
Chất lượng bài viết : 40
Châm ngôn sống : “của tôi là của tôi, của anh thì chúng ta chia nhau”.

http://badao259.tk

Về Đầu Trang Go down

default Re: HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Bài gửi by badao259 2008-03-15, 22:52

GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ


Một cách có ý thức hay vô ý thức, nhà thiết kế quyết định bắt đầu nỗ lực thiết kế từ đâu. Có thể giả định rằng nhà thiết kế bắt đầu từ những vấn đề quan trọng nhất phải tìm cách giải quyết, nhưng dường như không phải vậy. Có nhiều cách lách qua các vấn đề. Một số nhà thiết kế bắt đầu từ những thành phần dễ nhất của vấn đề, những phần mà họ cảm thấy chắc chắn nhất; một số khác bắt đầu ở cấp độ rộng nhất, còn một số khác lại bắt đầu từ các chi tiết nhỏ. Thông thường những gì nhà thiết kế chọn để bắt đầu là những điều đưa lại những bước tiến lớn rõ ràng đi đến giải pháp. Một số kiến trúc sư được coi là người đi từ trong ra ngoài (ví dụ như Le Corbusier), trong khi một số khác đi từ ngoài vào trong (ví dụ Mies van der Rohe). Dù nhà thiết kế làm theo cách gì đi nữa thì sớm hay muộn anh ta hay chị ta cũng phải bám theo một thiết kế hay một tập hợp các thiết kế. Một số nhà thiết kế cho rằng một lần chỉ nên đưa ra cho một giải pháp khả dĩ và bảo vệ giải pháp đó tận cho đến khi thấy nó không thể được chấp nhận nữa. Một số khác cho rằng một số thiết kế cần thực hiện cho đến khi đạt được kết luận lô-gíc và sau đó đánh giá. Quan điểm này có xu hướng được ủng hộ bởi các nghiên cứu về giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (ví dụ như Maltzman 1960). Kể cả khi đúng như vậy thì vẫn sẽ tốt hơn nếu chỉ đưa ra một thiết kế để xem xét, nhằm có được lượng thông tin tối đa từ việc xem xét này.


Nhiều nhà thiết kế có vẻ như đã được giáo dục để nắm lấy giải pháp đầu tiên mà họ có thể nghĩ ra và bảo vệ nó chống lại mọi lập luận, nhưng dấu ấn đặc sắc của nhà thiết kế sáng tạo là khả năng tạo ra nhiều giải pháp khả dĩ. Ở mỗi bước trong quá trình thiết kế họ đều tư duy một cách phân chia. Khó khăn chính khi tạo ra các giải pháp khả dĩ là làm sao tránh được việc hấp tấp bác bỏ một mô hình ít được mong muốn trong giải quyết một phần vấn đề nhưng có thể đem lại một giải pháp có thể đáng giá đối với toàn bộ vấn đề nếu bám theo dòng tư duy của mô hình đó. Để khắc phục tình hình này, một số nhà thiết kế bắt đầu giai đoạn thiết kế bằng cách chỉ đưa ra những quyết định quy định những giới hạn chung nhất đối với những gì sẽ được làm sau đó. Thứ tự đưa ra các quyết định thể hiện trong phong cách, và cũng phản ánh phong cách của nhà thiết kế (Simon 1970, Health 1984).
badao259
badao259
Kiến Teen
Kiến Teen

Libra
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 366
Tuổi : 35
Đến từ : No Where
Nghề nghiệp : ăn ngủ
Trạng thái bản thân : Đã có vợ
Điểm tích cực : 133
Chất lượng bài viết : 40
Châm ngôn sống : “của tôi là của tôi, của anh thì chúng ta chia nhau”.

http://badao259.tk

Về Đầu Trang Go down

default Re: HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Bài gửi by —arChitEcT—›™ 2008-03-15, 23:56

Mày cho tao nguồn gốc luôn đj Đạo dụ^^ (:mon]23
—arChitEcT—›™
—arChitEcT—›™
   
   

Leo
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 429
Tuổi : 35
Đến từ : hoj lam j`
Nghề nghiệp : bjet lam chj
Điểm tích cực : 101
Chất lượng bài viết : 22

Về Đầu Trang Go down

default Re: HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Bài gửi by badao259 2008-03-16, 00:10

mày thấy ở trên không cu, tao ghi rõ ràng rồi đó "Trích đoạn trong Creating Architecture Theory của Jonh Lang"
badao259
badao259
Kiến Teen
Kiến Teen

Libra
Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 366
Tuổi : 35
Đến từ : No Where
Nghề nghiệp : ăn ngủ
Trạng thái bản thân : Đã có vợ
Điểm tích cực : 133
Chất lượng bài viết : 40
Châm ngôn sống : “của tôi là của tôi, của anh thì chúng ta chia nhau”.

http://badao259.tk

Về Đầu Trang Go down

default Re: HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết